Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

  

 Sự ra đời của bài thánh ca nổi tiếng : Silent Night




Năm 1817 cha Joseph Mohr, lúc đó mới 25 tuổi, được bổ nhiệm làm linh mục phụ tá tại nhà thờ Thánh Nicholas ở miền Oberndorf nước Áo. Cậu Mohr ngay từ lúc thiếu thời đã say mê âm nhạc, đã được đặt làm người phụ trách âm nhạc tại một nhà thờ nhỏ; có lúc cậu đã sáng tác thơ và đặt lời cho các bài ca trong các nghi lễ đặc biệt tại giáo đường. Khi trở thành linh mục, cha Mohr làm việc không biết mệt mỏi trong các công tác từ thiện phục vụ thanh thiếu niên con các gia đình nghèo khó trong vùng.


Một ngày mùa đông năm 1818, cha Mohr đang cố công hoàn thành mọi sửa soạn cho thánh lễ Giáng Sinh, một nghi lễ mà cha đã hoạch định trước cả tháng. Mọi thứ đều đã xong xuôi, từ bài hát cho đến bài giảng. Nhưng lúc cha dọn dẹp thánh đường mới khám ra một trở ngại tưởng không thể khắc phục được: đó là chiếc phong cầm của nhà thờ bị hư. Nóng lòng, cha lui cui hàng giờ đánh vật với hàng phím, với bàn đạp của chiếc đàn, có lúc bò cả ra phía sau để mong tìm ra chỗ hư hỏng. Bất chấp mọi khó nhọc của cha, chiếc đàn vẫn nằm ỳ ra không lên tiếng, im lặng chẳng khác cái lặng lẽ của một đêm đông giá lạnh.



                                                  
chipmunk

Nhận thấy không thể làm gì hơn được, vị linh mục ngừng lại và cầu nguyện. Cha cầu xin Chúa cho cha tìm được một giải pháp nào để đem được âm nhạc đến với giáo dân trong một ngày lễ có ý nghĩa nhất trong năm. Có lẽ cha đã tìm được đáp ứng cho lời cầu nguyện của cha phát sinh từ những sự việc xảy ra cách đấy gần cả hai năm. 

Năm 1816, lúc phục vụ tại một thánh đường tại Mariapfarr, cha Mohr đã viết một bài thơ mừng Chúa Giáng Sinh. Bài thơ gồm 6 khổ, cha cảm hứng sáng tác trên đường đi bộ từ nhà ông nội đến nhà thờ. Tuy có cho vài người bạn bè xem bài thơ, nhưng cha chưa bao giờ nghĩ đến chuyện phổ biến hoặc có ý định đem ra phổ nhạc. Khi được đổi đến xứ đạo Oberndorf, cha mang theo bài thơ cùng với số vật dụng ít ỏi của cha. 

                                      
fall angel

Tìm lại bài thơ "Still Nacht! Heilige Nacht!" (Đêm Yên Lặng! Đêm Thánh!) trên bàn viết, cha đọc lại lúc này đã hai năm sau ngày sáng tác. Từ trước đến nay, những vần thơ đó dường như không mấy quan trọng đối với cha, nhưng lúc này đọc lại, cha thấy dường như Chúa đã cho cha một tia sáng hy vọng. Bỏ bài thơ vào túi áo cha vội vã ra khỏi nhà. Chỉ còn mấy giờ nữa là thánh lễ nửa đêm bắt đầu, vị linh mục băng qua những đường phố đầy tuyết phủ.

Cũng vào buổi chiều hôm đó, Franz Gruber, người giáo viên làng 31 tuổi đang co ro trong căn phòng nhỏ bên cạnh trường học. Mặc dầu đã theo học phong cầm với giáo sư nổi tiếng Georg Hardobler, Gruber cũng chỉ chơi đàn cho nhà thờ St. Nicholas nhỏ bé. Đang miên man với mấy nốt nhạc trên chiếc đàn thì ông ngạc nhiên nghe tiếng gõ cửa và thấy cha Morh bước vào. Ông nghĩ thầm giờ này thì cha đáng lẽ phải ở nhà thờ sửa soạn dâng thánh lễ, có đâu rảnh mà dạo quanh thăm viếng bạn bè.

Tập tin:Silentnight1.jpg
                            Bảo Tàng Đêm Yên lặng và Nhà nguyện Kỷ niệm tại Oberndorf

Sau câu chúc mừng Giáng Sinh vội vã, vị linh mục hối hả kéo ông giáo làng tới chiếc bàn nhỏ trong phòng và ra dấu bảo ngồi cạnh mình. Bằng giọng nói rõ ràng là nản chí, cha kể cho ông nghe nỗi khó khăn trước mặt. Sau khi bảo Gruber rằng chiếc đàn không thể sửa được, cha liền đem bài thơ ra và nói: 

- Franz, anh xem có thể viết nhạc cho bài thơ này để ca đoàn hát được không? Không có đàn thì ta chơi guitar vậy.

Rồi vị linh mục đưa mắt nhìn đồng hồ trên bàn, nói thêm: Không còn nhiều giờ nữa đâu.

Đọc kỹ bài thơ, Gruber gật dầu. Ánh mắt và nụ cười của ông chứng tỏ ông chấp nhận thử thách đó. Tin tưởng là Chúa đã sắp đặt mọi sự, cha Mohr vội vã băng qua những đường phố ngập tuyết trở về nhà thờ, bỏ lại Gruber một mình ngồi đó với bao nhiêu ý tưởng, trước một chiếc đồng hồ đang tích tắc kêu và một lời cầu mong xin tìm ra hứng khởi. 
chipmunk
Mấy tiếng đồng hồ sau hai người gặp nhau tại nhà thờ. Trong ngôi thánh đường có ánh đèn tỏa sáng, Gruber đưa cho vị linh mục coi bản nhạc của mình. Linh mục chấp thuận, dùng đàn guitar gảy lên những nốt nhạc rồi vội vã chuyển cho ca đoàn đang chờ đợi tập dượt. Công trình tưởng chừng phải mất cả tuần lễ thì nay chỉ cần mấy tiếng đồng hồ là xong. Không có nhiều thời giờ tập dượt, cha Mohr và Gruber chỉ dạy được cho ca đoàn phần hòa âm bốn giọng của mỗi hai câu thơ cuối.

Trong thánh lễ nửa đêm, cha Mohr và Gruber đứng trước bàn thờ giới thiệu bản nhạc nhỏ bé và giản dị của hai người. Họ đâu ngờ rằng "Still Nacht! Heilige Nacht!" không chỉ sẽ được nhớ tới vào ngày Giáng Sinh năm sau trong ngôi làng bé nhỏ của họ mà còn được ca hát khắp thế giới gần hai trăm năm sau nữa. 
                                                                                                              
chipmunk
Mấy tuần lễ sau ngày tết dương lịch, anh chàng Karl Mauracher chuyên chế tạo và sửa đàn phong cầm ngụ tại vùng thung lũng Ziller, đến nhà thờ St. Nicholas để sửa đàn cho cha Mohr. Trong lúc anh lui cui sửa chữa, cha Mohr đem câu chuyện cha đã dùng đàn guitar để chơi một bản nhạc phổ bài thơ cũ để cứu vãn đêm lễ Giáng Sinh vừa qua. Cha hát cho anh chàng này nghe bản nhạc đó, tin tưởng là Chúa đã nghe lời cha nguyện cầu. Thích thú vì bản nhạc, anh chàng Karl lấy giấy ghi xuống bài ca và học thuộc lòng các nốt nhạc. Những năm sau, theo với nghề nghiệp phải đi đây đi đó, anh giới thiệu bản nhạc này với nhiều đô thị và thánh đường. 

Vào thế kỷ 19, ở nước Áo và nước Đức có nhiều nhạc sĩ du ca. Mỗi nhóm du ca gồm các thành viên trong cùng một gia đình thường không chỉ hành nghề ca hát mà còn làm những việc chuyên biệt khác để có tiền chi dụng trong lúc di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Năm 1832, nhóm du ca thuộc gia đình Stasser xuất hiện tại một cộng đồng nhỏ nơi anh chàng Mauracher đang ráp đặt một chiếc phong cầm. Trong thời gian ở đó, nhóm du ca này học được bài "Still Nacht!." Mấy tuần sau, tại một buổi trình diễn tại Leipzig, nhóm du ca này trình bày bản "Still Natch!" trước một đám thính giả rất đông đến coi hội chợ. Nhận thấy bản nhạc này mang một sứ điệp tinh thần sâu xa, hoàng đế nước Áo William IV truyền cho ca đoàn nhà thờ chính toà của ông ca bản nhạc này trong nghi lễ Giáng Sinh hàng năm. Một phần cũng vì lòng ưu ái đó của nhà vua mà nhạc bản này lan tràn ra khắp miền đông Âu rồi tràn qua Anh quốc.
                                                   
chipmunk
Tháng 12 năm 1839 một nhóm du ca khác thuộc gia đình Rainer tới Nữu Ước. Một phần chương trình của họ là trình bày bản "Still Natch!" bằng Anh ngữ (Silent Night!) trước một cử tọa rất đông đảo tại thánh đường Chúa Ba Ngôi. Bản nhạc trở thành phổ thông và được rất nhiều ca đoàn hát trong các nhà thờ. Vào thời kỳ nội chiến ở Mỹ, bản nhạc "Silent Night" trở thành bài ca Giáng Sinh phổ biến nhất. Trong trận chiến giữa hai miền Nam Bắc, không hiếm thấy cảnh ngưng chiến bốn ngày trong dịp lễ Giáng Sinh, binh sĩ giữa hai miền thù nghịch cùng buông súng, tụ họp lại để dự lễ, đọc Thánh kinh, chia sẻ quà cáp, và cùng ca bài "Silent Night". 

Bài hát càng được phổ biến thì nguồn gốc càng bị phân hoá. Có nhiều lúc các nhà xuất bản gán cho tác giả bản nhạc này là một trong các nhạc sĩ đại tài như Bach, Beethoven hoặc Handel. Chỉ mãi tới khi Franz Gruber gửi tới các báo và các nhà xuất bản bản sao tờ phổ nhạc của mình thì nguồn gốc đích thực mới được công nhận. Mặc dầu vậy, nhiều giai thoại về lời ca của bản nhạc vẫn còn truyền tụng. 

Cha Mohr qua đời trong cảnh nghèo khó vào năm 1848 trước khi được công nhận là tác giả bài thơ được phổ nhạc. Cha mất nên không thể chứng minh câu chuyện, do đó mới có truyền thuyết kể rằng bài thơ đã đuợc viết ra vội vã sau khi khám phá thấy rằng chuột đã cắn hại chiếc phong cầm, chứ không phải thực ra là chiếc đàn đã rất cũ và bị hư hại vì thời tiết quá lạnh. Truyền thuyết này được nhiều người công nhận, thật ra có vẻ tiểu thuyết hơn là sự thực. 
                                                                                               
chipmunk

Vào cuối thập niên 1800, bản "Silent Night" đã được phiên dịch ra khoảng hơn 20 ngôn ngữ khác nhau và là nhạc bản không thể thiếu trong các lễ hội Giáng Sinh trên khắp thế giới. Sang đến thế kỷ 20, nhạc bản này đã đi ra khỏi các giáo đường, hội nhập với những tập tục Giáng Sinh khác. Vào năm 1905 bản nhạc Silent Night được thu âm lần đầu tiên do ban nhạc Haydn Quartet. Đó mới chỉ là khởi đầu, sau đó bản nhạc đã được thâu âm cả ngàn lần do các ban nhạc khác nhau trên khắp thế giới. Tới năm 1960, Silent Night đuợc công nhận là bản nhạc được ghi âm nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc. 
                                                                                         
Mặc dầu với tính cách phổ thông như vậy, trong tâm trí nhiều người, bản Silent Night được viết ra lúc khởi đầu chỉ là một nhạc bản giản dị, một khúc ngợi ca. Được sáng tác để làm cho nghi thức mừng lễ Giáng Sinh có ý nghĩa hơn, bản nhạc xưa cũ này vẫn còn mạnh mẽ và tươi mát như lần đầu tiên được hát lên trong ngôi thánh đường nhỏ bé nơi nước Áo xa xôi. Như một lời cầu xin được đáp ứng, Silent Night chỉ với mấy câu thơ ngắn ngủi cũng đủ mô tả được câu chuyện Giáng Sinh của đấng Cứu thế trong máng cỏ nghèo nàn. 




Je souhaite à tous un Joyeux Noël

Dạ khúc cho tình nhân

>>>
 





 Hồi ấy ,những ca khúc tôi thường nghe mỗi ngày, mỗi sáng sớm là những ca khúc phản chiến của Trịnh.(Gia tài của mẹ...Người già em bé...) từ chiếc cassette của mẹ tôi...Nghe mênh mang một nỗi buồn,nỗi sợ hải của chiến tranh đã qua đi,nỗi ưu tư phiền muộn cho thận phận và kiếp người...Tôi đã nghe như một đứa bé ngơ ngác nhìn về quá khứ của đất nước đã từng chìm đắm trong khói lửa chiến tranh,tang thương,chết chóc...
  Gia tài âm nhạc đầu tiên của tôi là đấy.
  Rồi khi 17,18 tôi làm quen với những bản tình ca cũng của Trịnh (Ướt mi...Phôi pha...Như cánh vạc bay...) từ một người anh,một người bạn,một người thầy mà đã nhiều năm không gặp lại... Anh Nguyễn Quang Hà.
  Chúng tôi,ngày ấy,thường rủ nhau đi uống cà phê nghe nhạc,cả buổi trời.Chúng tôi nghe nhạc Trịnh rồi sau đó là những bài tình ca thế giới bất hủ (Hotel California...Papa...Woman in love...) Tối về là lại ôm đàn dạo nhạc say sưa các bài hát đã nghe trong ngày...
  Thời gian ấy,tôi đã học được ở anh rất nhiều (anh ấy là một nhạc công cho một ban nhạc trước kia...) về Guitar classic,về những điệu Rumba quyến rũ,về Slow mùi tình tứ,Tango nồng nàn dìu dặt.
  Rồi đến một ngày kia,một chiều đông về ảm đạm.Tôi và anh cùng chở nhau đi đến tận Giáo xứ BT,đến nhà người bạn gái của anh.đến để chia tay,để vĩnh viển xa rời một mối tình..vì đã không chịu nỗi,không vượt qua được định kiến về tôn giáo của gia đình hai bên...



  Anh và chị đã nhìn nhau và nói lên những lời sau cùng trong buồn bả tột cùng..anh ôm đàn,chị hát lên bài ca Bản tình cuối của Ngô Thụy Miên...Từng lời hát cứ ướt đẫm lê thê như cơn mưa buồn ngoài kia cũng như những giọt nước mắt vừa rời khỏi khóe,lăn dài trên đôi gò má xinh đẹp của chị...Tôi và Mây (em gái chị ấy) chỉ biết ngồi lặng lẽ,không biết nói gì...
  Sau đó tôi và anh ra về trong một chiều mưa ướt đẫm,con đường dài hun hút bỏ lại phía sau lưng,im lặng hắt xuống  những ánh đèn đường vàng vọt...
  Đêm hôm đó trong góc phòng mờ tối,anh một mình ôm đàn ngồi hát một ca khúc của Lê Uyên-Phương...bài Dạ khúc cho tình nhân...
  Đã nhiều năm rồi tôi không còn gặp lại anh nửa,nhưng có một đôi lần tôi nghe được nhạc chờ từ một số phone của ai đó bài hát này,thế là bổng dưng nhớ lại cái khoảng thời gian đã qua xa xưa ấy...có bao nhiêu người dùng bài hát này làm nhạc chờ,...cho tôi biết được không? Để tôi có thể hiểu được rằng có một người nào đó cũng mang một tâm hồn giống như lời nhắn nhủ thiết tha của tình yêu muôn thuở trong đêm lạnh lùng của mùa đông năm ấy...










...